"Kết quả điều tra cho thấy,ườimắcđáitháođườngđãcóbiếnchứngkhiđượcchẩnđoánbệbong o moi khanh binh Việt Nam có khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường, trong đó hơn 55% bệnh nhân đã có biến chứng. Trong các trường hợp bị biến chứng, 34% biến chứng về tim mạch, 39,5% có biến chứng về mắt và thần kinh, 24% biến chứng về thận", Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết tại lễ mít tinh hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường, do Bệnh viện Nội tiết T.Ư tổ chức chiều nay 10.11.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh. Bệnh xuất hiện ở hầu khắp các khu vực, gây nên nhiều tác hại cho sức khỏe như tàn phế, thậm chí tử vong, bởi thường được chẩn đoán, điều trị muộn... Bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng không chỉ làm gia tăng chi phí y tế mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống.
Theo TS-BS Phan Hoàng Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết T.Ư, bệnh đái tháo đường là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.
Kết điều tra của Bệnh viện Nội tiết T.Ư năm 2002 cho thấy, tỷ lệ bệnh đái tháo đường trên toàn quốc là 2,7%. Sau 10 năm, điều tra quốc gia năm 2012 cho biết tỷ lệ này đã tăng gấp đôi, lên 5,4%.
Kết quả khảo sát gần đây nhất, năm 2020, cho thấy tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tại Việt Nam là 7,3%; tỷ lệ tiền đái tháo đường là 17,8%. Trong cộng đồng ước có hơn một nửa người trưởng thành chưa bao giờ được làm xét nghiệm đường huyết để phát hiện bệnh đái tháo đường.
TS Hiệp lưu ý, các yếu tố nguy cơ mắc đái tháo đường cần được nhận biết sớm như tăng huyết áp; rối loạn mỡ máu; thừa cân, béo phì; ít vận động thể lực; chế độ ăn, uống thừa năng lượng; lạm dụng rượu, bia, thuốc lá.
Để phòng bệnh, nên duy trì lối sống lành mạnh, trong đó chế độ ăn uống hợp lý, vận động thể lực hàng ngày để giảm thiểu, loại trừ các yếu tố nguy cơ từ sớm.
Đái tháo đường là bệnh mãn tính, phải điều trị lâu dài tới hết đời, khi đã được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường, hãy đến các cơ sở y tế để được tư vấn, điều trị sớm nhằm đạt hiệu quả tốt, tránh các biến chứng. Khi được chẩn đoán bệnh, không nên tự điều trị để tránh sai sót và hậu quả đáng tiếc.
Xét nghiệm đường máu định kỳ hằng năm để phát hiện sớm bệnh đái tháo đường và tình trạng tiền đái tháo đường (nếu có). "Cần nhớ rằng, trong chúng ta hiện có 50% người mắc đái tháo đường không được chẩn đoán", TS Hiệp lưu ý.