Nhờ mua thực phẩm để lừa đảo
Trường hợp gần nhất ngày 12.11,ảnhgiácvớinhữngvụgiảdanhcánbộquânđộiđểlừađảartificial intelligence một người tự xưng tên là Đỗ Xuân Anh, đang công tác tại Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) H.Cẩm Mỹ (Đồng Nai) gọi điện cho bà Nguyễn Thị Th. (chủ tiệm tạp hóa tại TT.Long Giao, H.Cẩm Mỹ) đặt mua dầu ăn, bột giặt... trị giá khoảng 5 triệu đồng, đồng thời yêu cầu giao hàng đến trụ sở Ban CHQS H.Cẩm Mỹ.
Đến sáng ngày 13.11, người này tiếp tục gọi điện đặt thêm 700 hộp cá trị giá khoảng 60 triệu đồng và 5 chai rượu ngoại trị giá khoảng 65 triệu đồng. Khi chủ quán cho biết tại tiệm không có 2 mặt hàng trên, thì "cán bộ quân đội" này giới thiệu nơi bán, đồng thời cho số điện thoại để bà Th. liên hệ.
Sau khi bà Th. gọi điện thì bên kia đầu dây yêu cầu phải đặt cọc bằng cách chuyển khoản trước 31,5 triệu đồng. Tuy nhiên, nghi ngờ bị lừa đảo nên bà Th. đến Ban CHQS H.Cẩm Mỹ xác minh, kết quả không có cán bộ nào tên Đỗ Xuân Anh, đặt mua những mặt hàng trên. Cán bộ Ban CHQS H.Cẩm Mỹ giải thích và hướng dẫn bà Th. đến cơ quan công an để trình báo.
Trước đó, một hộ kinh doanh ở H.Tân Phú (Đồng Nai) cũng gặp trường hợp như trên nhưng có sự cảnh giác nên không bị lừa. Cụ thể, vào lúc 9 giờ ngày 21.10, anh Vũ Minh T., chủ cửa hàng bánh mì JoJo (KP.3, TT.Tân Phú, H.Tân Phú) nhận được cuộc điện thoại 0869097487 của người lạ, tự giới thiệu tên Vũ Ngọc Nam, cán bộ quân đội công tác tại Ban CHQS H.Tân Phú, đặt mua 300 ổ bánh mì và 20 kg chả lụa cho cán bộ chiến sĩ đang tham gia bắn đạn thật trên địa bàn.
Ngay sau đó, anh T. cùng nhân viên chuẩn bị đầy đủ số bánh mì và chả lụa như yêu cầu thì "cán bộ" Nam tiếp tục yêu cầu chủ cơ sở mua tiếp 100 hộp thịt nguội của nước ngoài. Do mặt hàng này ở khu vực Tân Phú không có nên Nam giới thiệu anh T. liên hệ một cửa hàng tại xã Phú Túc (H.Định Quán) để đặt mua.
Khi anh T. gọi điện để hỏi mua thịt hộp thì phía "đối tác" yêu cầu chủ tiệm đặt cọc 100% số tiền hàng với khoảng 18 triệu đồng.
Do trước đó, Ban CHQS H.Tân Phú đã có thông báo gửi đến các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn cảnh báo về tình trạng giả danh cán bộ quân đội để lừa đảo qua mạng xã hội. Nhờ có sự tuyên truyền này nên anh T. nghi ngờ mạo danh liền chủ động liên hệ với Ban CHQS H.Tân Phú thì được biết đơn vị này không ai đặt mua bánh mì và mặt hàng như "cán bộ" Nam yêu cầu. Vụ lừa đảo được "dập tắt" ngay sau đó.
Diễn biến phức tạp
Nạn giả danh cán bộ quân đội lừa đảo với chiêu thức trên không phải mới, nhưng không ít hộ kinh doanh trên địa bàn Đồng Nai vẫn dính "đòn".
Theo Bộ CHQS tỉnh Đồng Nai, tình trạng mạo danh, giả danh quân đội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp. Chỉ tính riêng từ tháng 7 - 11.2023, trên địa bàn xảy ra 32 vụ, trong đó có 3 vụ gây thiệt hại gần 300 triệu đồng (H.Tân Phú 2 vụ và Cẩm Mỹ 1 vụ).
Chiêu thức lừa đảo được các đối tượng sử dụng hình ảnh khi giao dịch bằng Zalo là người mặc quân phục để tạo niềm tin khiến nạn nhân mất cảnh giác, từ đó dẫn dụ người dân để thực hiện các hành vi chiếm đoạt tài sản.
Tại hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí mới đây, Bộ CHQS tỉnh Đồng Nai một lần nữa khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác, phòng chống mạo danh, giả danh lực lượng quân đội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đại tá Vũ Văn Điền, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các đơn vị liên quan cần thường xuyên tuyên truyền trên hệ thống phát thanh của huyện, xã, thôn ấp và các phương tiện thông tin đại chúng để người dân nắm rõ các hành vi và phương thức của các đối tượng lừa đảo, nhằm ngăn chặn kịp thời và đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng và tài sản của người dân.
Để tránh bị lừa đảo, Bộ CHQS tỉnh Đồng Nai khuyến cáo, người dân khi nhận được cuộc gọi của người lạ tự xưng là "quân nhân tại các cơ quan, đơn vị của quân đội" để trao đổi thông tin, đặt tiệc, mua hàng hóa… cần tìm hiểu và xác minh thông tin trước khi thực hiện giao dịch; nếu thấy nghi vấn cần báo ngay cho cơ quan quân sự, công an gần nhất để được hướng dẫn, giải quyết kịp thời.
Khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn tự xưng là "chỉ huy, quản lý" của con, em gia đình đang công tác trong quân đội để thông báo tình hình "có liên quan đến vi phạm pháp luật, kỷ luật con, em; đồng thời đề nghị chuyển tiền đền bù thiệt hại…" cần bình tĩnh, thận trọng tìm hiểu, xác minh thông tin; không làm theo yêu cầu của các đối tượng đưa ra (đặc biệt là không chuyển tiền vào tài khoản với bất kỳ lý do gì). Kịp thời điện thoại, trao đổi với chỉ huy, quản lý đơn vị nơi con em mình đang công tác; liên hệ với Ban CHQS các cấp để được hỗ trợ xác minh thông tin, tránh bị lừa đảo gây thiệt hại về tài sản.
Khi có người mặc quân phục, gợi ý "mình có khả năng xin việc, lo cho đi học, biên chế vào quân đội…", người dân cần cẩn trọng tìm hiểu, không tin theo; kịp thời trao đổi với Ban CHQS các cấp hoặc cơ quan công an gần nhất để thông báo và giải quyết kịp thời.