Trước khi chính thức công chiếu tại Việt Nam vào cuối tháng 9 vừa qua,êmcơhộichonhàlàmphimtrẻdongphym phim Ròmcủa đạo diễn Trần Dũng Thanh Huy đã thắng giải Phim truyện đầu tay xuất sắc tại Liên hoan phim (LHP) Fantasia (Canada) 2020 và trước đó là giải thưởng New Current (Dòng chảy mới) tại LHP Busan (Hàn Quốc) 2019.Giải thưởng của Ròm tại LHP Busan đã đánh dấu lần đầu tiên một bộ phim điện ảnh Việt Nam giành giải New Current, giải thưởng cao nhất tại một trong những LHP lớn nhất của châu Á này. ViệcRòm vừa được vinh danh tại LHP Fantasia - một trong những sự kiện điện ảnh lớn nhất khu vực Bắc Mỹ - tiếp tục là thành tích đáng tự hào của phim Việt.Sau một tuần công chiếu,Ròmđã cán mốc 2 triệu USD (khoảng hơn 46 tỉ đồng). Ròmgần như trở thành bộ phim Việt Nam đầu tiên đoạt giải thưởng cao tại LHP quốc tế tạo được doanh thu phòng vé trong nước cao không thua gì các phim thương mại đình đám. “Tôi muốn làm một bộ phim vừa mang yếu tố nghệ thuật nhưng vừa gần với khán giả. Đơn giản vậy thôi! Đó là cách tôi lựa chọn. Nói đúng hơn là tôi muốn đi giữa hai con đường”, đạo diễn Trần Dũng Thanh Huy chia sẻ.Năm nay, 3 phim ngắn của các đạo diễn trẻ Việt Nam đã vào vòng tranh giải hạng mục Pardi di domani (phim ngắn quốc tế dưới 40 phút của các nhà làm phim trẻ) tại LHP Locarno (Thụy Sĩ), một trong những LHP tên tuổi của thế giới. Đó là A Trip to Heaven (Thiên đường gọi tên) của Dương Diệu Linh,The Unseen River (Giòng sông không nhìn thấy)của Phạm Ngọc Lân và An Act of Affectioncủa Việt Vũ. Trong đó, bộ phim Thiên đường gọi têncủa đạo diễn Dương Diệu Linh đã thắng giải Medien Patent Verwaltung AG, còn bộ phim Giòng sông không nhìn thấy sau đó nhận giải thưởng Lừa vàng (Asino d’Oro) cho phim hay nhất tại LHP ngắn quốc tế Concorto (Ý).Một tin vui khác là bộ phim ngắnLive in Cloud - Cuckoo Land (Mây nhưng không mưa)của đạo diễn Vũ Minh Nghĩa và Phạm Hoàng Minh Thy vừa được lựa chọn tranh giải ở hạng mục Orizzonti Short tại một trong những LHP danh tiếng nhất của thế giới - LHP Venice (Ý).Trong ký ức của đạo diễn Phan Đăng Di, cách đây hơn 10 năm, khi anh đến LHP Cannes (Pháp), giới điện ảnh quốc tế gần như không biết gì về điện ảnh Việt. Sau hơn 1 thập niên, mọi việc đang dần thay đổi.
Nhiều bạn quốc tế đùa rằng: Việt Nam lấy hết giải quốc tế của LHP. Lâu không đi dự LHP quốc tế, tôi thấy rất mừng về điều đó. Chúng ta đã có nhiều nhà làm phim trẻ năng động
Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên
Năm ngoái, chỉ riêng tại LHP Locarno, đã có 5 giải thưởng dành cho những dự án đến từ Việt Nam. Dự án phim điện ảnh dài đầu tay của Phạm Ngọc Lân Cu Li Never Cries (Cu Li không bao giờ khóc)đã giành 2 giải thưởng ARTE International Open Doors và Sørfond; dự án Glorious Ashes (Tro tàn rực rỡ)của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên và nhà sản xuất Trần Thị Bích Ngọc giành giải CNC; 2 đạo diễn trẻ là Dương Diệu Linh và Lê Quỳnh Anh thắng giải Moulin d'André-CEC và Rotterdam Lab.
Muốn thay đổi, phải có làn sóng
“Tại LHP Locarno năm ngoái, phần lớn những giải thưởng thuộc hạng mục Open Door thuộc về nhà làm phim trẻ Việt Nam. Đến độ, nhiều bạn quốc tế đùa rằng: Việt Nam lấy hết giải quốc tế của LHP. Lâu không đi dự LHP quốc tế, tôi thấy rất mừng về điều đó. Chúng ta đã có nhiều nhà làm phim trẻ năng động”, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên nói. Bùi Thạc Chuyên cho rằng để điện ảnh Việt có dấu ấn mạnh mẽ trên trường quốc tế thì phải có hẳn làn sóng, hay trào lưu. “Chúng ta không thể chỉ cần đến một vài người hay một vài tổ chức, mà cần cả sự thay đổi lớn hơn”, đạo diễn này nhìn nhận. Theo ông, đó là khi văn hóa nghệ thuật - trong đó có điện ảnh, được nhìn nhận như một lĩnh vực cần thiết để tập trung phát triển.Trong khi đó, đạo diễn Trần Dũng Thanh Huy cho rằng, những gương mặt nhà làm phim trẻ tại Việt Nam có thể đến với LHP quốc tế so với các nước trong khu vực vẫn còn rất ít. “Đất cho nhà làm phim ở Việt Nam rất khó. Nhất là ở Việt Nam, khi hầu hết nhà sản xuất chỉ tập trung làm phim thể loại giải trí là chính, có rất ít cơ hội cho những nhà làm phim độc lập, bởi khả năng thu hồi vốn rất khó. Bởi vậy, nhà làm phim độc lập rất khó tìm được nguồn kinh phí. Số lượng người đi theo dòng phim này thành ra rất ít”, Huy lý giải.Trần Dũng Thanh Huy đã mất tới 8 năm, mà theo như anh nói là dành cả tuổi thanh xuân để làm Ròm. Sau thành công của Ròm ở cả mặt giải thưởng quốc tế, lẫn doanh thu, Trần Dũng Thanh Huy cho hay việc bắt đầu dự án tiếp theo với anh cũng sẽ bắt đầu bằng con số 0. “Tôi sẽ vẫn phải đi lại từ đầu, vẫn đi thuyết phục, thuyết trình để nhà đầu tư có thể tin tưởng mình. Và để đến được dự án thứ 2 có lẽ sẽ là đoạn đường rất dài”, anh nói. Huy đang cố gắng để tìm kiếm nhà làm phim trẻ cùng mình làm phim và có thêm nhiều gương mặt nữa xuất hiện. Điều mà Huy mong muốn với những nhà làm phim trẻ như anh là sẽ được mở cửa hơn nữa để có cơ hội đưa phim đến với các LHP trên thế giới. Một trong những vấn đề trọng điểm cần làm, theo đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, là giáo dục. Tuy nhiên, ông có những băn khoăn khi Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh Việt Nam (TPD) - nơi đào tạo những bạn trẻ yêu điện ảnh theo học chuyên nghiệp và không chuyên, trong đó có nhiều nhà làm phim trẻ bước ra từ đây - trong suốt nhiều năm hầu như không nhận được sự hỗ trợ nào từ phía nhà nước để những nhà làm phim trẻ tài năng thực hiện dự án của họ.Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài đến năm 2030 từ năm 2016 (sau đó sửa đổi bổ sung vào năm 2018). Theo đó, nhiều sinh viên đã được đưa ra nước ngoài đào tạo về lĩnh vực điện ảnh. Tuy nhiên, đến giờ, đạo diễn Phan Đăng Di cho biết, hầu hết những nhà làm phim độc lập như anh chưa được tiếp cận tới đề án này. Anh cho rằng, nếu đề án chỉ hướng đến đối tượng là những người học tập tại các trường điện ảnh thì sẽ rất dễ bỏ lọt tài năng.