Cuộc gọi từ Stockholm (Thụy Điển) vào ngày 2/10 đánh thức giáo sư Kariko tại nhà riêng ở ngoại ô Philadelphia (Mỹ). Ban đầu,ủnhângiảiNobelYSinhtừngbịđuổiviệcmộtthậpniêntrướphím tắt excel bà không tin những khám phá giúp đẩy nhanh quá trình điều chế vaccine Covid-19 nhận được giải thưởng danh giá.
"Tôi đang ngủ và chồng nhấc máy. Trước đó, tôi vừa dự một hội nghị ở Cold Spring Harbor, kỷ niệm 50 năm công nghệ DNA tái tổ hợp ra đời. Tôi trở về nhà, nhận được cuộc gọi này và cho rằng chắc ai đó chỉ đang đùa thôi", bà kể lại.
Tuy nhiên, sau khi biết được mình thực sự sẽ cầm trên tay huân chương Nobel, giáo sư Kariko bồi hồi nhớ lại khoảng thời gian khó khăn khi đặt chân đến Mỹ để tìm chỗ đứng.
"10 năm trước, cũng đúng tháng 10, tôi từng bị đuổi khỏi ĐH Pennsylvania, bị buộc phải nghỉ hưu", bà nói, thêm rằng đại học này kết luận "Kariko không đủ chất lượng để làm giảng viên".
Sau khi quyết định gia nhập BioNTech với tư cách là phó chủ tịch, bà còn bị giễu: "Khi tôi nói với họ rằng tôi sẽ rời đi, họ đã cười nhạo tôi và nói, BioNTech thậm chí còn không có trang web". Tại công ty này, ở tuổi 58, Kariko tự tay thực hiện tất cả thí nghiệm, từ nuôi cấy plasmid đến chế tạo tế bào.
Bà Karikó cũng nhắc đến người mẹ quá cố của mình. Lúc sinh thời, mẹ bà luôn theo dõi giải Nobel, nhắc nhở con gái về ngày công bố, cho rằng một lúc nào đó, giáo sư Kariko sẽ cầm trên tay chiếc huân chương về y sinh.
"Những lúc như vậy, tôi chỉ cười, bởi tôi thậm chí còn chưa phải giáo sư, không có đội ngũ nghiên cứu. Mẹ luôn nhắc nhở rằng tôi đã làm việc hết sức chăm chỉ. Nhưng có nhà khoa học nào không làm việc chăm chỉ đâu chứ", bà chia sẻ hôm 2/10.
Cũng trong ngày nhận giải thưởng, bà nói về động lực bản thân theo đuổi trong nhiều năm, đó là "tập trung vào những điều mình có thể thay đổi". Theo bà, hiện nay, người trẻ bỏ cuộc vì thấy bạn bè, đồng nghiệp thăng tiến với cường độ làm việc thấp, mức lương cao hơn. Tuy nhiên, điều này khiến họ mất đi sự tập trung vào bản thân.
Bà cũng nhắn gửi đến những người làm khoa học, rằng một người phụ nữ không cần lựa chọn giữa công việc và gia đình. Họ có thể cân bằng và làm được cả hai điều này, trở thành tấm gương cho con cái.
Giáo sư Drew Weissman, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Perelman, đồng chủ nhân giải thưởng Nobel Y sinh 2023, cũng có những chia sẻ ngắn gọn sau khi đạt giải. Ông nhận được tin báo từ bà Kariko - cộng sự 20 năm, vào sáng sớm.
"Cả hai chúng tôi đều bị rối loạn giấc ngủ, vì vậy thường gửi email cho nhau về những ý tưởng nghiên cứu mới vào khoảng 3h đến 5h", ông nói.
Phát biểu về giải thưởng, ông cho biết danh tiếng và địa vị mới sẽ không khiến bản thân phân tâm khỏi công việc. Giải thưởng Nobel đóng vai trò khích lệ, giúp ông có thêm động lực trong sự nghiệp nghiên cứu.
Công trình nghiên cứu về vaccine mRNA ngừa Covid-19 của hai nhà khoa học Katalin Kariko và Drew Weissman đoạt giải Nobel Y Sinh 2023. "Bằng những phát hiện đột phá, hai nhà khoa học đã góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển vaccine với tốc độ chưa từng có trong thời kỳ đại dịch", Hội đồng Nobel cho biết.
Thục Linh(TheoNobel Prize)