Quá trình trao đổi chất của người bệnh suy giáp chậm,àitậpthểdụcchongườisuygiálá ngải cứu khả năng cơ thể đốt cháy calo thấp hơn so với người bình thường, gây tăng cân nhanh, đau khớp.
BS.CKII Trần Thùy Ngân, khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết bên cạnh uống thuốc, ăn uống phù hợp, người bệnh suy giáp có thể tập thể dục cường độ từ trung bình đến cao nhằm tăng cường mức hormone tuyến giáp, tốc độ trao đổi chất. Tập thể dục góp phần giúp duy trì cân nặng hợp lý, cải thiện đau khớp, tăng cường khối cơ, tăng cường sinh lực... Dưới đây là một số bài tập.
Đứng trên một chân:Đây là tư thế yoga đơn giản nhưng yêu cầu sự kiên trì, khéo léo từ người tập.
Thực hiện: Người tập dùng một chân làm trụ (thường bắt đầu với chân thuận) và từ từ nâng chân còn lại lên. Áp lòng bàn chân của chân đang giơ lên vào đầu gối hoặc phần đùi của chân còn lại. Hai bàn tay chắp lại, đặt trước ngực để giữ thăng bằng. Hướng tầm mắt vào một vật hay một vị trí cố định nào đó để nâng cao tập trung, giữ thăng bằng lâu hơn. Giữ nguyên tư thế trong 5-10 nhịp thở, hạ chân xuống và làm tương tự với chân còn lại.
Ngồi xổm: Tư thế ngồi xổm có tác dụng tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa, hông và phần lưng dưới.
Thực hiện: Người tập ngồi xổm xuống sao cho hai chân đặt cạnh nhau và hai gót chân chạm sàn nhà. Dần dần mở rộng khoảng cách giữa hai đùi. Thở ra và từ từ đẩy thân người về phía trước. Hai tay chắp lại, hai khuỷu tay chống vào đùi để giữ thăng bằng. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 15-30 giây hoặc lâu hơn nếu có thể, sau đó thả lỏng và thư giãn.
Tư thế đứng bằng vai:Bài tập giúp ổn định lượng hormone thyroxin có trong máu, kích thích hoạt động của tuyến giáp.
Thực hiện: Người tập nằm ngửa trên sàn, hai chân duỗi thẳng, hai tay để xuôi theo chiều dọc của cơ thể. Nâng dần hai chân lên chậm rãi, đồng thời đưa hai cánh tay và bàn tay đặt dưới lưng nhằm chống đỡ sức nặng của cơ thể. Tiếp tục nâng phần lưng lên theo hướng thẳng đứng, giữ nguyên tư thế trong vòng 30 giây và hít thở sâu. Cuối cùng, uốn cong đầu gối, dần dần hạ thân người xuống sàn trong khi hai bàn tay vẫn giữ nguyên vị trí úp xuống.
Chống đẩy: Động tác thực hiện đơn giản không cần dụng cụ. Có hai dạng chống đẩy thông dụng nhất là động tác chống đẩy với tường và chống đẩy bằng đầu gối.
Thực hiện: Người tập đứng đối diện với tường, cách tường khoảng vài bước chân. Từ từ ngả người về phía trước, giữ tay dưới vai và gồng mình bằng cánh tay. Khuỷu tay gập trong khi đẩy ngực về phía tường. Ép người vào tường hết mức có thể, sau đó quay trở về vị trí ban đầu. Tiếp tục thực hiện động tác này nhiều lần trong mức độ cơ thể cho phép.
Tư thế rắn hổ mang: Tác dụng điều tiết hoạt động của tuyến giáp, giúp tăng cường quá trình trao đổi chất.
Thực hiện: Người tập nằm sấp, hai chân duỗi thẳng, hai tay để dọc theo thân người. Tiếp theo, chống hai tay xuống sàn, ngửa người và từ từ ngã về phía sau. Hít thở đều và giữ nguyên tư thế rắn hổ mang trong vòng 30 giây, sau đó hạ người xuống sàn về vị trí khởi động.
Người bệnh suy giáp nên tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày, tối thiểu 5 buổi mỗi tuần. Tham khảo ý kiến từ bác sĩ Nội tiết - Đái tháo đường trước khi tập vì một số vấn đề về tim dễ phát sinh nếu dùng sai liều lượng hormone tuyến giáp. Người dùng thuốc tuyến giáp không hợp lý có thể bị tăng nhịp tim trong lúc tập thể dục, khiến cơ thể mệt mỏi.
Bảo Nghi
Độc giả đặt câu hỏi bệnh nội tiết - đái tháo đường tại đây để bác sĩ giải đáp |