Thiendia

Lê Anh, Giám đốc Phát triển bền vững Duytan Recycli nổ hũ luck88

【nổ hũ luck88】Chuyện về doanh nghiệp Việt bán “rác thải nhựa” vào Mỹ, EU

Lê Anh,ệnvềdoanhnghiệpViệtbánrácthảinhựavàoMỹnổ hũ luck88 Giám đốc Phát triển bền vững Duytan Recycling, đã bật mí với Thanh Niênnhiều điều bất ngờ trong nỗ lực cùng VN phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm xanh hóa nền kinh tế cũng như hướng đến mục tiêu NetZero vào năm 2050. Tháng 10.2023, Công ty Duytan Recycling vinh dự đạt Chứng nhận Doanh nghiệp (DN) công nghệ cao do Bộ KH-CN cấp.

Chuyện về doanh nghiệp Việt bán “rác thải nhựa” vào Mỹ, EU - Ảnh 1.
Chuyện về doanh nghiệp Việt bán “rác thải nhựa” vào Mỹ, EU - Ảnh 2.

Xin chào Lê Anh! Tôi thấy chức danh của anh là "Giám đốc Phát triển bền vững"; ở VN chưa có nhiều người có chức danh này. Lê Anh vui lòng chia sẻ về chức vụ cũng như nhiệm vụ cụ thể của mình ở công ty?

Giám đốc Phát triển bền vững Lê Anh: Đúng như anh nói, ở VN chưa có nhiều DN có chức danh này. Vậy tại sao Công ty CP Nhựa tái chế Duy Tân (DTR) lại có? Vì ở DTR, chúng tôi không hoạt động theo mô hình DN truyền thống mà đang phát triển theo mô hình kinh tế tuần hoàn và bền vững. DTR là một nhà máy tái chế rác thải nhựa đảm bảo 3 tiêu chí bền vững về môi trường 3 không là không rác thải, không nước thải, và không khí thải.

Với nhựa, khi xã hội nhận ra những tác hại quá lớn của các sản phẩm nhựa, chúng ta có xu hướng đổ lỗi rồi tẩy chay nó. Khoảng 5 năm về trước chúng ta hay thấy khẩu hiệu "nói không với nhựa". Tuy nhiên, dần dần chúng ta nhận ra rằng nhựa đóng một vai trò quá quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Có nhiều người còn nói vui là văn minh nhân loại đi từ thời kỳ đồ đá sang đồ đồng rồi đến… đồ nhựa, vì xung quanh chúng ta nhìn đâu cũng thấy có thứ gì đó liên quan đến nhựa. Thế nên gần đây thay vì tẩy chay, chúng ta tìm cách "sống chung" với đồ nhựa vì bản thân nó không có lỗi. Người ta tìm ra nguyên tắc 3R trong tiếng Anh hay 3T trong tiếng Việt là Reduce - Reuse - Recycle = Tiết giảm - Tái sử dụng - Tái chế. Và tái chế là điều rất quan trọng vì nó giúp con người hạn chế tới mức tối đa khai thác tài nguyên thiên nhiên. Tái chế chính là tương lai của xã hội hiện đại.

Ở DTR, tôi có hai nhiệm vụ cơ bản là theo dõi và nắm bắt các xu hướng phát triển bền vững trên thế giới, những công nghệ hiện đại phục vụ cho xu hướng này, các vấn đề mà DN cần quan tâm và tuân thủ. Mặt khác, tôi cũng đóng vai trò như một "đại sứ truyền thông" về câu chuyện phát triển bền vững đến với cộng đồng, đối tác, tổ chức đoàn thể xã hội. Tôi cũng may mắn được làm việc tại DTR, nơi tiên phong trong lĩnh vực này nên thường xuyên nhận được lời mời tham dự các tọa đàm, hội thảo, hội nghị ở các cấp độ khác nhau liên quan tới chủ đề này. Khi chia sẻ câu chuyện về Duytan Recycling thì nhiều người rất bất ngờ khi người Việt, DN VN đã biến ngành ve chai thành ngành công nghiệp công nghệ cao, góp công lớn vào việc bảo vệ môi trường.

Chuyện về doanh nghiệp Việt bán “rác thải nhựa” vào Mỹ, EU - Ảnh 3.

Cụ thể DTR đã nâng tầm ngành ve chai thành công nghiệp tuần hoàn như thế nào?

Lĩnh vực tái chế nhựa ra đời cách đây mấy chục năm. Theo cách nghĩ thông thường, nhựa tái chế là dòng thấp cấp về chất lượng nên giá thành rẻ và không an toàn, thường được dùng làm chậu cây, túi đựng rác. Điều này đúng với đa số công nghệ tái chế nhựa hiện tại. Nhưng nếu cứ phát triển theo hướng như vậy, xã hội vẫn cần nhựa nguyên sinh (có nguồn gốc dầu mỏ) để bổ sung cho nhu cầu ở phân khúc cao và nhân loại không giải quyết được vấn đề môi trường.

Nhận thấy những vấn đề trên, khoảng 10 năm trước, người đứng đầu công ty là anh Trần Duy Hy đã có những suy nghĩ làm sao để con người có thể "sống chung" với nhựa mà ít làm ảnh hưởng môi trường nhất có thể. Bên cạnh đó, anh Hy cũng tham dự nhiều hội chợ, triển lãm quốc tế nhưng chưa thấy có sản phẩm nào của VN có hàm lượng tri thức cao thể hiện trí tuệ và tầm vóc người Việt. Chính vì vậy, anh Hy mong muốn tạo ra những sản phẩm VN thật sự khác biệt, có giá trị về kinh tế, môi trường và nhu cầu thiết thực của xã hội. Là một nhà sản xuất nhựa nên anh nghĩ đến việc tái chế nhựa thay vì đi trồng cây. Đến năm 2016 thì cơ bản định hình ý tưởng và năm 2017 chúng tôi chính thức lên kế hoạch về một nhà máy tái chế nhựa với tầm nhìn trở thành "một trong những DN tái chế rác thải nhựa lớn nhất Đông Nam Á và thế giới" với sứ mệnh góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa tại VN.

Chuyện về doanh nghiệp Việt bán “rác thải nhựa” vào Mỹ, EU - Ảnh 4.

Chúng tôi đã dành cả một năm 2018 để đi khắp thế giới nghiên cứu công nghệ và cuối cùng chọn được công nghệ hiện đại nhất là Bottle to Bottle của Áo, công nghệ giúp tái sinh một chai nhựa thành một chai nhựa và đảm bảo an toàn tuyệt đối về mặt sức khỏe người dùng khi được sử dụng trong ngành công nghệ thực phẩm.

Sang năm 2019, DTR bắt đầu xây dựng nhà máy tại cụm công nghiệp nhựa Đức Hòa Hạ (Long An), lắp đặt thiết bị và hoạt động thử nghiệm. Đến năm 2021 chính thức đi vào vận hành thương mại với quy mô công suất 40.000 tấn thành phẩm nhựa tái chế/năm. Công ty đang tiếp tục nâng công suất lên 60.000 tấn và đạt 100.000 tấn vào năm 2026. Nhà cung cấp thiết bị cho biết, DTR thuộc top 5 nhà máy nhựa tái chế theo công nghệ Bottle to Bottle đẹp, hiện đại và quy mô nhất thế giới. Đặc biệt, công nghệ này cho phép tái sinh nhựa đến 50 lần.

Chuyện về doanh nghiệp Việt bán “rác thải nhựa” vào Mỹ, EU - Ảnh 5.
Chuyện về doanh nghiệp Việt bán “rác thải nhựa” vào Mỹ, EU - Ảnh 6.

Với công suất thành phẩm hiện tại, DTR thu gom chai nhựa nguyên liệu và xử lý chúng thế nào?

Hiện tại chúng tôi liên kết với 2.000 điểm thu mua nguyên liệu khắp nơi từ Đà Nẵng trở vào. Công suất thu gom trung bình mỗi ngày 90 tấn, tương đương khoảng 7 triệu chai nhựa đã qua sử dụng. Nếu đem số chai nhựa này nối với nhau sẽ đạt tổng chiều dài khoảng 420 km, gần bằng quãng đường từ TP.HCM đến Nha Trang. Chai nhựa sau khi mua về sẽ được phân loại, xử lý vệ sinh sạch sẽ trước khi đưa vào các công đoạn tái chế. Chỉ cần để lẫn các chủng loại nhựa với nhau thì chất lượng sẽ không đạt yêu cầu. Chính vì vậy, thách thức lớn nhất của ngành tái chế nhựa ở VN là việc phân loại rác tại nguồn còn hạn chế dẫn đến tỷ lệ hao hụt cao. Chỉ có 50% nguyên liệu đầu vào đủ tiêu chuẩn để làm ra hạt nhựa đạt chuẩn công nghệ Bottle to Bottle, phần còn lại sẽ được xử lý thành các sản phẩm giá trị thấp hơn như chai lọ đựng hóa mỹ phẩm, polyester dùng làm nguyên liệu cho ngành may mặc. Chính vì chi phí cao như vậy nên giá nhựa tái chế của VN đang cao hơn nhựa nguyên sinh khoảng 25 - 35% tùy công dụng sản phẩm.

Chuyện về doanh nghiệp Việt bán “rác thải nhựa” vào Mỹ, EU - Ảnh 7.

Sau khi làm vệ sinh xong sẽ được phân loại nhựa trước khi tái chế

D.T

Chuyện về doanh nghiệp Việt bán “rác thải nhựa” vào Mỹ, EU - Ảnh 8.

Nước thải được xử lý để tái sử dụng nhiều lần, chất lượng đảm bảo nuôi cá cảnh

D.T

Quy trình phân loại cần độ chính xác cao để tránh lẫn các loại nhựa với nhau

D.T

Hạt nhựa tái sinh chuẩn bị xuất khẩu

Với mức chênh lệnh đó, DTR làm sao để cạnh tranh, tồn tại và duy trì phát triển mở rộng lên 100.000 tấn thành phẩm/năm?

Do nhựa tái sinh là lĩnh vực mới, giá thành cao và nhu cầu tại VN chưa nhiều nên từ năm 2021 đến nay, DTR đang "gồng lỗ", thậm chí có một vài thời điểm hàng tồn nhiều, phải tạm ngưng hoạt động. Nguyên nhân là các DN nội địa chưa quan tâm đến việc chuyển đổi từ nhựa nguyên sinh sang nhựa tái sinh. Hiện nay chỉ có một số tập đoàn đa quốc gia bắt đầu quá trình chuyển đổi theo xu hướng chung của thời đại cũng như sức ép từ công ty mẹ ở các nước Âu, Mỹ. Thời gian qua, DTR đã hợp tác với một số thương hiệu quốc tế như Pepsi (năm 2022), từ đầu năm 2023 đến nay là Coca-Cola, La Vie, Nestlé, Unilever và mới nhất là vào ngày 15.12 chúng tôi đón đoàn của Ajinomoto (Nhật Bản) đến tham quan nhà máy.

Để hợp tác được với các thương hiệu hàng đầu thế giới như vậy thật sự vô cùng khó khăn, trung bình phải mất 2 năm chờ đợi. Dù Công ty CP Nhựa tái chế Duy Tân đến thời điểm này đã nhận tổng cộng 23 loại chứng nhận quốc tế về chất lượng, trong đó nổi bật nhất là chứng nhận FDA của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ, cùng chứng nhận EFSA từ Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu; thế nhưng các thương hiệu lớn vẫn yêu cầu DTR cung cấp mẫu để đưa về công ty mẹ test đi test lại nhiều lần. Sản phẩm không chỉ an toàn tuyệt đối mà chất lượng phải ổn định theo thời gian. Chính vì vậy, việc hợp tác với một loạt thương hiệu toàn cầu nêu trên là một sự khẳng định thuyết phục nhất về độ an toàn của sản phẩm nhựa tái sinh mang thương hiệu DTR.

Hơi buồn một chút là chưa có thương hiệu thuần Việt nào chung tay cùng DTR vì môi trường VN sạch hơn (cười).

Chuyện về doanh nghiệp Việt bán “rác thải nhựa” vào Mỹ, EU - Ảnh 11.

Hoa hậu Trái đất Mina Sue Choi tìm hiểu công nghệ tái chế tại nhà máy DTR vào tháng 7.2023

D.T

Hoa hậu Trái đất quốc tế Mina Sue Choi cùng Hoa hậu Trái đất VN Thạch Thu Thảo trồng cây tại nhà máy DTR

Khó khăn như vậy, DTR đã làm cách nào để tồn tại?

Trong quá trình chờ đợi hợp tác với các thương hiệu đa quốc gia tại VN, để tồn tại, DTR phải chọn hướng xuất hạt nhựa nguyên liệu chủ yếu đi Mỹ, EU, nơi có nhu cầu sử dụng nhựa tái chế rất cao vì chính sách của họ buộc các DN phải chuyển đổi. Sản phẩm của DTR đạt chứng nhận FDA và EFSA nên xuất khẩu khá thuận lợi. Mỗi năm chúng tôi xuất 5.000 tấn hạt nhựa nguyên liệu vào Mỹ nhưng chưa nhận một mẫu sản phẩm nào bị đổi trả. Hiện tại, tỷ lệ xuất khẩu chiếm khoảng gần 60%, phần còn lại là nội địa. DTR hy vọng trong những năm tới có thể tiếp tục hợp tác với các DN VN để nâng tỉ lệ tiêu thụ nội địa lên 50%. Bên cạnh đó, anh Hy, chủ tịch công ty, là người làm nghề này lâu năm, có sẵn một lượng khách hàng...

Làm sao để biết chai nào là nhựa nguyên sinh và cái nào là tái sinh để lựa chọn?

Trước đây, trên các chai nhựa thường có dòng chữ "hãy tái chế tôi". Nhưng chúng ta không biết ai sẽ làm việc đó và nó sẽ đi đâu, về đâu. Ngày nay, nếu mua một chai nước của các thương hiệu này, anh sẽ thấy dòng chữ như "Tôi được làm từ nhựa tái sinh" hay "Tiếp tục tái chế tôi"… Đây là những dấu hiệu nhận biết sản phẩm được làm từ nhựa tái sinh.

Chuyện về doanh nghiệp Việt bán “rác thải nhựa” vào Mỹ, EU - Ảnh 13.
Chuyện về doanh nghiệp Việt bán “rác thải nhựa” vào Mỹ, EU - Ảnh 14.

Như anh vừa nói, nhu cầu thị trường tại VN còn hạn chế, việc thu gom nguyên liệu đầu vào còn khó khăn. Để ngành nhựa tái chế phát triển, DN cần được hỗ trợ gì về mặt chính sách?

Đầu tiên là ở góc độ xã hội, đa số người tiêu dùng đã có nhận thức tốt về mặt môi trường nhưng chưa có hành động đủ mạnh và thiết thực để bảo vệ môi trường. Các hoạt động của DTR và các thương hiệu đa quốc gia sẽ từng bước nâng cao nhận thức của cộng đồng và từ từ sẽ giúp người tiêu dùng có hành động thiết thực hơn với môi trường. Điều này đã xảy ra ở các nước Âu, Mỹ, các sản phẩm sử dụng bao bì tái chế được để riêng một khu, giá thành có cao hơn một chút nhưng khách hàng vẫn tin dùng vì họ không còn "cảm thấy có lỗi với môi trường" cũng như các thế hệ tương lai. Quan trọng nhất là họ biết được cái vòng lặp của nó, cái chai đó sẽ đi đâu về đâu, được thu gom tái chế thế nào.

Ở góc độ kinh tế thì ngược lại, ai cũng muốn tối ưu hóa lợi ích của mình. Chính vì vậy về mặt chính sách, các nhà quản lý phải tạo sức ép đủ lớn để buộc DN phải chuyển đổi vì các mục tiêu cao hơn là sự phát triển bền vững không chỉ của VN hay Mỹ mà cả hành tinh này. Đối với VN, bước sang năm 2024 chúng ta bắt đầu áp dụng lộ trình "Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR)". Đây là lộ trình buộc các nhà sản xuất phải có giải pháp thu gom và xử lý tất cả các loại rác thải tạo ra không chỉ có nhựa. Chính vì vậy, tôi tin đây là thời điểm quan trọng buộc các DN VN phải chung tay vì một môi trường xanh và sạch hơn và là thời điểm tốt cho ngành công nghiệp tái chế phát triển. Tất nhiên, không thể thiếu các chính sách thu hút đầu tư, đặc biệt là DN tư nhân trong nước, liên quan tới đất đai, thuế, tín dụng và lãi suất….

Chuyện về doanh nghiệp Việt bán “rác thải nhựa” vào Mỹ, EU - Ảnh 15.

DTR và LaVie ra mắt chương trình hợp tác thu gom, tái chế 11.000 tấn rác thải nhựa

D.T

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận Quan tâm nhất Mới nhất Xem thêm bình luận

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap